Cảm ứng hồng ngoại và rada trong sản xuất đèn cảm ứng
10:21 – 27/07/2020
Hiện nay trong sản xuất bóng đèn cảm ứng. Thì công nghệ cảm ứng hồng ngoại và cảm ứng rada đang được sử dụng rộng rãi nhất. Hãy cùng đi tìm hiểu xem 2 loại cảm ứng này, để đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp nhất nhé.
Đèn ray rọi và những điều cần biết
3 loại đèn led siêu sáng được sử dụng nhiều nhất
Hướng dẫn bảo hành 5 năm đèn âm trần Kenno
Đối với các dòng đèn cảm ứng nói chung và đèn Led Tube cảm ứng, Led ốp trần cảm ứng, Led Bulb cảm ứng và Led Downlight cảm ứng nói riêng. Để phát huy được tính năng riêng biệt của sản phẩm thì phải được áp dụng một trong 2 công nghệ cảm biến là hồng ngoại và rada.
Nguyên lý hoạt động
Công nghệ cảm ứng rada (hay còn gọi là cảm biến vi sóng) hoạt động dựa trên hiệu ứng doppler, tần số 5.8 Ghz dưới 10m sẽ nhận tín hiệu khi người chuyển động qua và sẽ phản hồi lại đóng tiếp điểm mạch điện lại cấp nguồn cho đèn sáng. Cảm ứng rada có khả năng cảm biến xuyên vật cản như tường mỏng, gỗ, kính….
Nguyên lý hoạt động của đèn cảm ứng hồng ngoại là nhờ đầu dò PIR và lăng kính fresnel để phát hiện chuyển động ngang của con người qua cảm ứng thân nhiệt. Cảm ứng hồng ngoại không tự phát ra tia hồng ngoại mà nó nhận tia hồng ngoại phát ra từ thân thể người và vật. Khi có một đối tượng đi qua, PIR sẽ phát hiện được thay đổi của nhiệt độ.
Ưu điểm của từng công nghệ cảm ứng
Nếu bạn đang muốn dùng loại đèn cảm ứng có độ nhạy cao, có khả năng phát hiện chuyển động nhỏ xuyên tường mỏng, gỗ, nhựa,… thì có thế chọn đèn dùng công nghệ cảm biến rada. Với công nghệ này, đèn có góc quét rộng, 360 độ, không điểm chết và cảm ứng với khoảng cách 6 – 8m. Đèn cảm ứng áp dụng công nghệ rada sẽ không phụ thuộc cảm biến vào nhiệt độ môi trường.
Đối với công nghệ cảm ứng hồng ngoại, đèn có khả năng phân biệt được cả chuyển động của người và đồ vật. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh được góc cảm ứng theo ý muốn của mình và sử dụng vách ngăn để tránh vùng không muốn cảm ứng.
Nhược điểm của 2 loại công nghệ cảm ứng
Độ nhạy cao của cảm ứng rada đôi khi cũng là nhược điểm của công nghệ này vì dễ bị nhầm lẫn khi phát hiện vật chuyển động.
Đèn dùng công nghệ cảm ứng hồng ngoại lại có yếu điểm là góc quét nhỏ, có điểm chết, không thể cảm biến xuyên vật cản. Chính vì công nghệ này phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ để cảm ứng nên tại môi trường có nhiệt độ cao thì đèn càng kém nhạy. Phạm vi đèn cảm biến được chỉ trong khoảng 2 – 3m.
Bạn có thể tham khảo mẫu đèn ốp trần cảm ứng, đèn bulb led cảm ứng của Kenno tại link sản phẩm.