EMC – Khả năng tương thích điện từ của đèn led

EMC - Khả năng tương thích điện từ của đèn led

EMC – Khả năng tương thích điện từ của đèn led

11:09 – 20/04/2020

Đèn led cần có EMC. Tại sao lại vậy hãy cùng Kenno xem bài viết này nhé

Vì sao ta nên sử dụng đèn LED?

Đèn ray rọi và những điều cần biết

3 loại đèn led siêu sáng được sử dụng nhiều nhất

Hướng dẫn bảo hành 5 năm đèn âm trần Kenno

  Khi một đèn led – thiết bị điện tử hoạt động nó thường phát ra một lượng sóng điện từ. Nếu sóng điện từ này đủ mạnh nó sẽ tác động đến các thiết bị xung quanh, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

  Đèn led Kenno sử dụng chip led tiên tiến tương thích điện từ trường EMC

Đèn led âm trần Kenno

  Sản phẩm đèn led âm trần Kenno

  Khi mua bóng đèn chúng ta thường chỉ quan tâm đến đèn có sáng không, chất lượng, tuổi thọ của đèn thế nào. Nhưng có một chỉ tiêu chất lượng rất quan trọng mà ít người biết đến, đó chính là khả năng tương thích điện từ của đèn (EMC).

  Như chúng ta đã biết, khi một thiết bị điện tử hoạt động nó thường phát ra một lượng sóng điện từ. Nếu sóng điện từ này đủ mạnh nó sẽ tác động đến các thiết bị xung quanh, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

  Chẳng hạn, trong bệnh viện có các thiết bị siêu âm cần độ chính xác cao. Nếu chúng ta lắp đặt đèn chiếu sáng không đảm bảo sẽ gây nhiễu sóng dẫn đến việc chuẩn đoán kết quả sai, không chính xác.

  Do vậy người ta thường qui định đèn chiếu sáng có sử dụng balát điện tử phải đáp ứng chỉ tiêu tương thích điện từ  (chỉ tiêu EMC)

  Ở Việt Nam, Nhà nước cũng đã ban hành Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 9:2012/BKHCN về tương thích điện từ (EMC) đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự. Trong đó bóng đèn có balats lắp liền cũng là đối tượng bắt buộc thực hiện theo qui chuẩn này.

  Vậy EMC là gì và tác dụng nó ra sao và tại sao lại cần nó?

  EMC là viết tắt của chữ  tiếng Anh “Electro-magnetic Compatibilty” là khả năng tương thích điện từ của thiết bị. Tức là khả năng thiết bị đó có thể hoạt động bình thường trong môi trường điện tử và ngược lại, không gây nhiễu đến các thiết bị, hệ thống thống thiết bị khác.

  Hay nói một cách nôm na, một chiếc đèn khi hoạt động thì nó phải đảm bảo rằng không gây ảnh hưởng, nhiễu đến các thiết bị xung quanh và tự bản thân nó cũng phải có khả năng chống chịu được những xung nhiễu từ bên ngoài tác động vào đèn,

  Đèn LED là nguồn sáng bán dẫn. Để đèn sáng được phải có một bộ nguồn driver bán dẫn để chuyển đổi nguồn điện và ổn áp. Do vậy trong bộ nguồn driver của LED nhất thiết phải có bộ phận EMC.

  Vì yếu tố cạnh tranh về giá, cho nên nhiều nhà sản xuất đã cắt bỏ bộ phận EMC. Điều này không những gây nhiễu ra thiết bị xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe con người sống trong môi trường đó mà còn làm cho đèn mau hỏng bởi bị tác động của các xung nhiễu từ điện lưới đi vào.

(nguồn: internet)

  Bạn có thể xem các mặt hàng đèn led Kenno tại đây nhé